KINH NGHIỆM X.Ư.Ơ.NG M.Á.U VỀ CHUYỆN MUA NHÀ ĐỂ Ở

Ngày đăng: 01/07/2022 08:33 AM

KINH NGHIỆM X.Ư.Ơ.NG M.Á.U VỀ CHUYỆN MUA NHÀ ĐỂ Ở

(Bài này dành cho những người có nhu cầu mua nhà để ở, không phân biệt giàu nghèo và không phải để đầu tư)

Hầu hết người đi mua nhà để ở đa phần là mua chung cư, căn hộ vì nhà phố có xu hướng giá cao nên phải dạt ra vùng ven rất nhiều

1. Đối với chung cư, căn hộ:

Điều đầu tiên người mua nhà cần phải có đó là nguồn tiền (mình không nói là có bao nhiêu tiền mà mình nói là nguồn tiền) là có khoảng bao nhiêu, xoay được bao nhiêu có thể trong khả năng (kể cả trường hợp phải vay ngân hàng).

Sau khi định hình được nguồn tiền thì bắt đầu tìm kiếm thông tin dự án chung cư, căn hộ phù hợp với nguồn tiền của mình có.

Sau khi đã lên danh sách (chấm chọn) một số dự án, nên viết ra giấy và bắt đầu cân đo đong đếm, một số điểm cần phải đặt lên bàn cân (tại sao mình nói chọn dự án trước rồi mới tới giá tiền, diện tích… bởi vì hầu hết bạn bè mình mua chung cư, đều chọn dự án thích rồi mới tìm hiểu kỹ vào dự án, những dự án họ không thích thì họ không quan tâm đến những vấn đề sau.

1/ Loại phòng (1PN, 2PN…), diện tích theo nhu cầu của gia đình.

2/ G.iá ti.ền.

3/ Tính thanh khoản (trả trước bao nhiêu, va.y được bao nhiêu, mỗi tháng trả bao nhiêu).

Sau khi chốt được một vài vấn đề thì chúng ta mới bắt đầu tìm kiếm môi giới hoặc người bán trực tiếp bằng cách nhanh nhất: GG hoặc nhờ người quen, bạn bè làm môi giới hoặc chính chủ bán luôn. Đến giai đoạn này, chúng ta mới bắt đầu đi thực tế căn hộ và bàn sâu vào những vấn đề chi tiết, cụ thể để có thể quyết định xuống tiền.

Một số câu hỏi mà người mua nên hỏi (mình sẽ cố gắng liệt kê tất cả, nhưng điều này thì MG sẽ không thích):

+ Căn hộ này xây lâu chưa, diện tích căn hộ, số phòng ngủ, số toilet.

+ Chất lượng xây dựng thế nào (tường xây chắc không, có thẳng tường không, xây ngay cột không, sơn có bong tróc không…)

+ Điện, nước, nước nóng, internet, phí quản lý, phí gửi xe, thang máy, hệ thống xử lý nước thải, rác thải, nhà vệ sinh, bồn cầu, cầu dao điện…. (giá cả, tính ổn định…)

+ Ban quản lý ở đây thế nào, cư dân ở đây thế nào

+ Mật độ xây dựng thế nào (1 tòa bao nhiêu lầu, 1 lần bao nhiêu căn hộ, bao nhiêu thang máy)

+ Chất lượng nội thất (nếu mua nhà kèm theo nội thất), hướng cửa chính, cửa sổ

+ Gần bệnh viện, trường học, ủy ban nhân dân…

+ Có kẹt xe, ngập nước không, nan ngày thì đông đúc không, ban đêm thế nào

+ Chủ nhà đang bán là đời đầu hay đã qua F 1, 2…, lý do tại sao bán, có ai bệ.nh, ch.ết ở nhà này không (cái này thì rất tế nhị nên tùy các bạn).

+ Hàng xóm cùng tầng (hàng xóm mà chịu hát karaoke, hay nuôi ch.ó m.èo là sẽ c.ãi nh.au dài dài).

+ Tiện ích kèm theo (hồ bơi, tập gym, hàng quán xung quanh)

+ Hỏi giấy tờ liên quan đến căn hộ (hợp đồng mu.a bá.n, sổ, thuế…)

+ Giá tiền chốt là bao nhiêu, phương thức thanh toán thế nào, giao nhà khi nào (hoa hồng của MG, thuế tính sao, giá bán sao, giá khai thuế sao….), cái này thì 3 mặt một lời (người mua, người bán, môi giới), ghi rõ ràng nội dung.

+ Quy trình làm thủ tục (cái này nếu có MG thì phải bắt MG nói rõ ràng, cụ thể như thế nào; nếu không có môi giới thì phải yêu cầu chủ nhà làm thủ tục mua bán (chủ nhà muốn bán thì phải chủ động trong vấn đề này, tất nhiên nó sẽ ảnh hướng đến phương thức thanh toán), các bạn nên tìm hiểu trên mạng để rõ hơn vì mỗi nơi mỗi khác.

Một số điểm nhìn, cảm nhận chứ không hỏi.

+ Hướng gió thế nào (đây là cảm nhận của bản thân để cảm nhận được cái luồng khí trong nhà, trước khi làm điều này thì mở hết các cửa sổ, cửa chính, vào đi dạo khắp nơi để định hình được đâu là vận khí trung tâm của nhà, đâu là nơi tụ khí).

+ Coi chủ nhà bố trí có cái gì là lạ không (bàn thờ, tủ thờ, bùa phép treo trong nhà, ngoài cửa…)

+ View cửa sổ nhìn ra đâu, cao tầng mấy, hệ thống PCCC ổn không, lối thoát hiểm chỗ nào.

+ Nếu có cảm tình thì nên đi xem 2 đến 3 lần (đi với người ở chính trong gia đình).

+ Gần chỗ làm, học hành của con cái trong gia đình hay chỗ ở của người thân chung quanh…

+ Bước vào nhà sẽ cảm nhận ngay là nhà đang ở, đang cho thuê hay đã bỏ trống từ lâu (nhà bỏ trống lâu thì mình sẽ không mua ở, ngắn gọn xúc tích)

+ Sàn nhà có bằng không hay bị nghiêng, ...

+ Còn đây là cá nhân, không khuyến khích thực hiện: khi vào nhà, chưa cần hỏi những vấn đề trên, cái cần nhất là cảm nhận luồng khí trong nhà tỏa ra, nếu cảm thấy nhẹ nhàng, thích thì mình sẽ bàn sâu hơn, còn không thì xin phép ra về cho nhanh, đỡ mất công hỏi, mệt MG, mệt chủ nhà và mệt cả người mua.

Mua nhà là để ở nên cái sự thích, cái sự thoải mái nó cực kỳ quan trọng và ảnh hưởng đến tâm lý của mọi người trong gia đình khi dọn về ở.

2. Đối với nhà phố:

Điều đầu tiên người mua nhà cần phải có đó là nguồn tiền (mình không nói là có bao nhiêu tiền mà mình nói là nguồn tiền) là có khoảng bao nhiêu, xoay được bao nhiêu có thể trong khả năng (kể cả trường hợp phải vay ngân hàng). Sau khi định hình được nguồn tiền thì bắt đầu tìm kiếm nhà phố phù hợp với nguồn tiền của mình có.

Cái nguồn tiền rất quan trọng trong việc định hình được loại căn nhà, vị trí mà mình sẽ mua, chúng ta mới bắt đầu tìm kiếm môi giới hoặc người bán trực tiếp bằng cách nhanh nhất: GG hoặc nhờ người quen, bạn bè làm môi giới hoặc chính chủ bán luôn … để tìm kiếm thông tin nhà (lên mạng mà thấy rao chính chủ mà không có địa chỉ nhà chính xác thì 99% là gặp MG nhé).

Ví dụ như 1 - 2 tỷ thì chắc chắn kiếm khu vực Bình Chánh, Nhà Bè, Gò Vấp, Quận 12, Củ Chi, Hóc Môn và trong hẻm (tất nhiên là diện tích vừa phải tầm 25 - 40m vuông), Bình Tân, Q6, 7, 8 (tầm 12 - 25m vuông)… cái này thì sai số hơi lớn do từng vị trí của căn nhà, loại hình xây và tầm tiền đó đừng coi Q1, 3, 5, 10… chi cho mất công, đừng suy nghĩ hay gọi điện thoại trên mạng bán nhà giá rẻ trung tâm thành phố (cái này thuộc về tư duy rồi).

Đến giai đoạn này, chúng ta mới bắt đầu đi thực tế căn nhà và bàn sâu vào những vấn đề chi tiết, cụ thể để có thể quyết định xuống tiền. Một số câu hỏi mà người mua nên hỏi (mình sẽ cố gắng liệt kê tất cả, nhưng điều này thì MG sẽ không thích):

+ Nhà này xây lâu chưa, diện tích nhà, bao nhiêu lầu, số phòng ngủ, số toilet.

+ Chất lượng xây dựng thế nào (tường xây chắc không, có thẳng tường không, xây ngay cột không, sơn có bong tróc không…)

+ Điện, nước, internet…. (giá cả, tính ổn định…)

+ Người dân chung quanh thế nào ở đây thế nào (giá tiền thấp chắc tỷ lệ thuận với khu dân trí thấp, ch.ửi lộ.n, ch.ó m.èo ị lung tung…)

+ Chất lượng nội thất (nếu mua nhà kèm theo nội thất)

+ Hướng cửa chính, cửa sổ

+ Gần bệnh viện, trường học, ủy ban nhân dân…

+ Có kẹt xe, ngập nước không (coi cái nhà mình tính mua và những nhà xung quanh thì biết là khu này có ngập hay không – cái thềm nhà nó đánh giá tất cả).

+ Chủ nhà đang bán là đời đầu hay đã qua F1,2…

+ Lý do tại sao bán (nhỡ có người bệ.nh, ch.ết ch.áy, có người chết o.an, thiếu n.ợ…., biết để chuẩn bị tâm lý, tùy người múa dám hỏi hay không)

+ Ban ngày thì đông đúc không, ban đêm thế nào

+ Gần chùa, nhà thờ hay không

+ Từ nhà ra mặt lộ thì dài bao nhiêu, hẻm ngang bao nhiêu, hẻm có cống + cột điện nhiều không; nhà tránh cống, cột điện càng tốt, có cửa sau thì quá tuyệt…

+ Hỏi giấy tờ liên quan đến nhà (thông thường nhà phố đã có sổ rồi, nên đến khúc này bạn sẽ tự tìm hiểu riêng).

+ Giá tiền chốt là bao nhiêu, phương thức thanh toán thế nào, giao nhà khi nào (hoa hồng của MG, thuế tính sao, giá bán sao, giá khai thuế sao….), cái này thì 3 mặt một lời (người mua, người bán, môi giới), ghi rõ ràng nội dung.

+ Quy trình làm thủ tục (cái này nếu có MG thì phải bắt MG nói rõ ràng, cụ thể ntn; nếu không có môi giới thì phải yêu cầu chủ nhà làm thủ tục mua bán (chủ nhà muốn bán thì phải chủ động trong vấn đề này, tất nhiên nó sẽ ảnh hướng đến phương thức thanh toán), các bạn nên tìm hiểu trên mạng để rõ hơn vì mỗi nơi mỗi khác.

Một số điểm nhìn, cảm nhận chứ không hỏi

+ Hướng gió thế nào (đây là cảm nhận của bản thân để cảm nhận được cái luồng khí trong nhà, trước khi làm điều này thì mở hết các cửa sổ, cửa chính, vào đi dạo khắp nơi để định hình được đâu là vận khí trung tâm của nhà, đâu là nơi tụ khí).

+ Coi chủ nhà bố trí có cái gì là lạ không (bàn thờ, tủ thờ, bù.a ph.ép treo trong nhà, ngoài cửa…)

+ View cửa sổ nhìn ra đâu, sân thượng cao nhiêu, ngắm được gì.

+ Nếu có cảm tình thì nên đi xem 2 đến 3 lần (đi với người ở chính trong gia đình).

+ Gần chỗ làm, học hành của con cái trong gia đình hay chỗ ở của người thân xung quanh…

+ Bước vào nhà sẽ cảm nhận ngay là nhà đang ở, đang cho thuê hay đã bỏ trống từ lâu (nhà bỏ trống lâu thì mình sẽ không mua ở, ngắn gọn xúc tích)

+ Sàn nhà bằng không.

+ Còn đây là cá nhân, không khuyến khích thực hiện: khi vào nhà, chưa cần hỏi những vấn đề trên, cái cần nhất là cảm nhận luồng khí trong nhà tỏa ra, nếu cảm thấy nhẹ nhàng, thích thì mình sẽ bàn sâu hơn, còn không thì xin phép ra về cho nhanh, đỡ mất công hỏi, mệt MG, mệt chủ nhà và mệt cả người mua. Mua nhà là để ở nên cái sự thích, cái sự thoải mái nó cực kỳ quan trọng và ảnh hưởng đến tâm lý của mọi người trong gia đình khi dọn về ở. Ngoài ra điện, nước ở các quận trung tâm nó ổn định hơn rất nhiều (ít cúp điện, nước sạch, mạnh hơn...) nên mua vùng ven là sẽ không được như vậy nha.

+ Lân la hàng xóm chung quanh hỏi chuyện (cái này rất quan trọng nhé, camera chạy bằng động cơ cơm sẽ trả lời nhanh nhất tiểu sử căn nhà này).

Nói sâu vào việc xem sổ đỏ (cái này trên mạng đầy rồi, mình chỉ nói theo quan điểm của mình, tin hay không tùy bạn).

+ Cầm cuốn sổ trên tay, thấy bao bọc kỹ, chữ in rõ ràng, thông tin cụ thể

+ Hiểu được căn nhà bị quy hoạch, cắt bao nhiêu % căn nhà (cái này để dự phòng nhà đã cũ và muốn xây mới, lúc đó nhà nó tụt vào trong sâu quá thì ngồi khóc cũng đã muộn.

+ Nếu sổ cũ thì liên hệ địa chính phường hỏi hay lên phòng tài nguyên của địa phương đó hỏi có lộ giới, quy hoạch gì không, nếu xây thì xin được bao nhiêu tấm), nếu sổ chưa có định vị tọa độ góc ranh thì phải nói chủ nhà bổ sung (vì dễ bị chồng ranh lắm), sổ cũ thể hiện có 1 trệt mà thực tế là 3 lầu thì phải đề nghị chủ nhà hoàn công đầy đủ, được hơn là hoàn công đổi sổ.

+ Sổ mà nhiều lần mua bán quá hoặc cầm cố thì khuyên không nên mua, không tốt tí nào.

+ Còn một số anh/chị nào nói lên Phòng công chứng, ủy ban, sở tài nguyên môi trường… để xem sổ thật sổ giả thì xin thưa: chỗ đó thì họ trả lời giỏi lắm là theo kinh nghiệm và trả lời bằng miệng và không bao giờ dám xác nhận bằng giấy tờ (vì đơn giản: những nơi đó không có chức năng giám định nhé), họ cũng k chịu trách nhiệm sổ đỏ thật hay giả.

+ Nếu có thành ý mua thì quay lại lần 2 coi nhà, đề nghị chủ nhà cho xem lại sổ đỏ và xin ký chữ ký bằng bút chì lên sổ đỏ để khi ra công chứng an toàn hơn, tránh bị “th.uốc”.

---

Ảnh: Real Insider

Chia sẻ:
Bài viết khác:
Zalo
Hotline